Trong cuộc sống hiện đại, năng suất công việc dường như trở thành thước đo của sự thành công. Tuy nhiên, một khái niệm mới đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn: toxic productivity (sản xuất năng suất độc hại). Đặc biệt trạng thái này thường gặp ở người trẻ, người đi làm công sở. Vậy, toxic producitivity là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về toxic productivity và cách để giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó.
Toxic Productivity Là Gì?
Toxic productivity có nghĩa là năng suất độc hại, là tư duy và suy nghĩ thôi thúc bạn rằng luôn luôn phải làm việc, phải hoạt động không ngừng nghỉ để đạt được năng suất cao nhất. và trạng thái luôn làm việc quá sức mà không nghỉ ngơi. Kể cả khi nghỉ ngơi, thì những người bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này sẽ luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng vì họ đang “không làm gì cả”.
Mặc dù làm việc chăm chỉ là một điều tốt, nhưng toxic productivity như một “chất gây nghiện” đối với những người đeo đuổi sự thành công trong sự nghiệp. Nó dễ phát triển thành một thói quen không có giới hạn, khiến bạn liên tục hy sinh thời gian cho công việc mà quên đi sự cân bằng với cuộc sống. Những ai mắc phải tình trạng này thường dễ có xu hướng đối mặt với stress, lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Bạn có đang mắc phải Toxic productivity?
Nếu có những dấu hiệu sau đây, rất có thể bạn đã rơi vào cái bẫy của Năng suất độc hại
1. Cảm thấy tội lỗi khi không làm việc
Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy bạn đang rơi vào vòng xoáy của Năng suất độc hại. Khi bạn cố gắng nghỉ ngơi hoặc dành thời gian cho bản thân, bạn luôn cảm thấy có lỗi vì không làm việc.
2. Ưu tiên công việc hơn sức khỏe
Những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng này thường xuyên bỏ bữa, bỏ qua giấc ngủ nhằm cố gắng dành nhiều thời gian nhất cho công việc, chỉ để hoàn thành càng nhiều đầu việc càng tốt.
3. Phớt lờ cuộc sống cá nhân
Khi tập trung quá mức vào công việc, bạn dễ dàng bỏ qua các mối quan hệ cá nhân, thường xuyên từ chối các buổi gặp mặt, gây rạn nứt đến tình cảm với người thân, bạn bè. Sử dụng hết năng lượng và thời gian vào công việc cũng khiến bạn mất đi niềm vui và hứng thú với những hoạt động và sở thích cá nhân mà mình từng yêu thích.
4. Tâm trạng thường xuyên khó chịu và mệt mỏi
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy cáu giận, tâm trạng thất thường và gắt gỏng với mọi người thì rất có thể bạn đã rơi vào tình trạng năng suất độc hại rồi đấy. Áp lực từ năng suất độc hại rất dễ dẫn đến tình trạng burnt out, khiến bạn căng thẳng, lo âu, mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
Cách Để Thoát Khỏi Vòng Xoáy Toxic Productivity
Bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để có thể vừa làm việc minh mẫn vừa chăm lo tốt cho sức khỏe của bạn thân, nhằm đạt được sự cân bằng trong cuộc sống và công việc.
1. Thực hành kỹ thuật Pomodoro
Đây là phương pháp chia thời gian làm việc thành các khoảng thời gian ngắn và nghỉ ngơi ngắn giúp giữ năng suất mà không bị kiệt sức. Cụ thể, sau 25 phút làm việc tập trung cao độ, bạn hãy dành ra 5 phút nghỉ ngơi để tránh bị quá tải. Nhờ vậy, cơ thể được thư giãn, tỉnh táo và có thêm nhiều năng lượng cho những phiên làm việc kế tiếp.
2. Học cách ưu tiên
Đừng vội vàng ôm tất cả các đầu việc và nghĩ rằng bản thân phải hoàn thành chúng nhanh nhất có thể. Hãy lập một to-do list và cân nhắc chúng dựa trên 2 yếu tố: độ quan trọng (importance) và độ gấp gáp (urgency), nhằm sắp xếp thời gian thực hiện chúng theo thứ tự hợp lý nhất. Mục đầu tiên chính là ưu tiên đầu tiên của bạn – việc bạn cần hoàn thành trước nhất. Sau đó bạn mới đi đến những việc quan trọng nhưng không quá gấp. Mục thứ ba và thứ tư là những việc bạn có thể đẩy vào quy trình làm việc của ngày hôm sau hoặc khoảng thời gian sau deadline.
3. Học cách nói "không"
Có nhiều trường hợp, toxic productivity còn đến từ sự “ngại” từ chối những lời mời, sự nhờ vả của đồng nghiệp. Bạn cần học cách từ chối những nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không cần thiết, nằm ngoài phạm vi công việc của mình để bảo vệ bản thân khỏi toxic productivity.
Kết Luận
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Toxic productivity là gì và làm thế nào để không bị lún sâu vào tình trạng này. Việc nhận ra các dấu hiệu và hiểu rõ tác hại của nó sẽ giúp bạn xây dựng một lối sống lành mạnh và cân bằng giữa công việc - cuộc sống. Hãy ghi nhớ rằng, thành công thực sự chỉ có ý nghĩa khi đi đôi với một cơ thể khỏe mạnh và một tâm trí lành mạnh.